1. Hướng Dẫn Đo Size Nhẫn
Hình ảnh kích thước của nhẫn
Cách 1: Đo đường kính chiếc nhẫn tương tự
- Nếu có một chiếc nhẫn khác để đo, cách chính xác nhất là bạn dung một chiếc nhẫn có độ rộng và kiểu dáng tương tự bạn định mua và làm theo các bước sau:
- Bạn dùng thước để đo đường kính bên trong của chiếc nhẫn
- Bạn đối chiếu số mm của thước với kích thước đường kính của bảng kích thước nhẫn bên trên
- Kích thước nhẫn của bạn tương ứng với size số ghi dưới vòng tròn. Sau khi chọn size nhẫn, MKJ sẽ gọi điện thoại xác nhận yêu cầu của bạn và tư vấn cụ thể để đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của bạn.
Cách 2: Đo thủ công
Lấy số đo quanh ngón tay
- Bước 1: Dùng một sợ dây (hoặc thước dây/chỉ/giấy bản nhỏ) quấn quanh ngón tay đeo nhẫn, đánh dấu chỗ tiếp giáp
- Bước 2: Đo chiều dài đoạn dây vừa đo-
- Bước 3: Lấy chiều dàu đó trừ độ dài đai nhẫn nhân 2 (tùy theo mẫu nhẫn có độ dày khác nhau).
- Bước 4: Sau đó chia cho 3.14 là đường kính nhẫn
- Bước 5: Bạn đối chiếu đường kính bạn vừa đo (theo mm) với bảng kích thước nhẫn bên trên. Kích thước nhẫn của bạn tương ứng với size số ghi dưới vòng tròn.
*Chú ý
Nếu khi thời tiết lạnh ngón tay của bạn có thể nhỏ hơn bình thường bạn nên cộng thêm cho chi vi là 1 mm còn kho thời tiết nóng thì ngược lại, trừ đi 1 mm. Trường hợp xương khớp ngón tay của bạn to, thì bạn nên đo chu vi ở gần khớp (không phải trên khớp) Sao cho kho đeo nhẫn dễ vào nhưng không bị tuột mất.
Hình ảnh đo size nhẫn thủ công.
* Lưu ý khi đo size nhẫn tại nhà
- Dưới đây là một số lưu ý bạn cần phải nắm khi tiến hàng đo size sao cho chính xác nhất:
- Để đo size nhẫn chính xác phải đảm bảo vừa ngón tay: không quá rộng để bị rơi, cũng quá lỏng để trượt qua được khớp ngón tay.
- Nhiệt độ cũng khiến việc đo size nhẫn không chính xác. Kích thước ngón tay sẽ nhỏ hơn 1 chút khi thời tiết quá lạnh và ngược lại kích thước ngón tay sẽ lớn hơn 1 ít khi thời tiết quá nóng. Vì vậy, nên đo kích thước ngón tay của bạn ở nhiệt độ trung bình, tốt nhất là vào cuối ngày khi thời tiết ấm.
- Một chiếc nhẫn có bề bản lớn sẽ gây cảm giác chặt hơn. Nên khi bạn muốn đặt một chiếc nhẫn có bề bản khoảng 6 mm trở lên thì cần nâng size nhẫn lên 1 chút.
- Nếu khớp ngón tay của bạn lớn hơn ngón tay, hãy đo cả khớp nối và phần ngón tay của bạn và chọn kích cỡ trung bình của 2 kích thước
Đo size khớp ngón tay.
Lưu ý khi tự đo size nhẫn tại nhà
2. Hướng Dẫn Đo Size Vòng:
Bảng kích thước vòng tay.
Cách 1: Đo đường kính vòng tay tương tự
Hình ảnh kích thước của vòng.
Bạn dùng thước để đo đường kính bên trong của chiếc vòng tay.
– Sau khi có kích thước, bạn đối chiếu số mm của thước với kích thước đường kính của bảng kích thước vòng như trên.
– Kích thước vòng tay của bạn chính là size số ghi dưới vòng tròn. Sau khi chọn size vòng, MKJ sẽ gọi điện thoại xác nhận yêu cầu của bạn và tư vấn cụ thể để đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của bạn.
Cách 2: Đo thủ công
Vòng tròn
– Bước 1: Dùng một sợi dây (hoặc thước dây/chỉ/giấy bản nhỏ) quấn quanh cổ tay đeo vòng, đánh dấu chỗ tiếp giáp.
– Bước 2: Đo chiều dàu sợi dây giữa 1 chỗ tiếp giáp
– Bước 3: Lấy chiều dài đó chia cho 3.14 là sẽ ra đường kính vòng.
- Bước 4: Bạn đối chiêu đường kính bạn vừa đo (theo mm) với bảng kích thước vòng bên trên. Kích thước vòng của bạn tương ứng với size số ghi dưới vòng tròn
Hình ảnh tự đo size vòng tay ở nhà.
Vòng oval
– Bạn có thể đo chiều ngang cổ tay
– Kích thước vòng tay của bạn chính là size số ghi dưới vòng tròn
3. Hướng Dẫn Đo Size Dây Chuyền.
Cách 1: Dùng thước để đo
Đối với dây chuyền có sẵn, bạn có thể dùng thước để do trực tiếp. Sau khi có kích thước, bạn đối chiếu số cm của thước với kích thước như hình trên.
Kích thước dây chuyền của bạn chính là size số ghi bên dưới đường thẳng.
Nên có một chiếc dây chuyền/dây cổ khác để đo, cách chính xác nhất là bạn dùng một chiếc dây chuyền/dây cổ có độ rộng và kiểu dáng tương tự chiếc bạn định mua và làm theo các bước sau:
- Bạn dùng thước để đo chiều dài đoạn dây.
- Sau khi có kích thước, bạn đối chiếu số cm của thước với kích thước minh họa như hình trên
- Kích thước dây chuyền của bạn chính là size số ghi bên dưới đường thẳng. Sau khi có chiều dài, bạn chỉ cần đối chiếu với với các size dây chuyền phổ biến.
Cách 2: Đo thủ công
Trong trường hợp không có dây chuyền để tham khảo, cách đo thủ công này sẽ hỗ trợ bạn trong việc ước lượng kích thước. Tuy nhiên, độ chính xác của cách này chỉ là tương đối nên bạn có thể tham khảo để có thể ước lượng size.
Bạn sử dụng một miếng giấy nhỏ, quấn chừng quanh cổ theo vòng dây mà bạn muốn đeo, sau đó đo độ dài bằng thước kẻ như thao tác đã hướng dẫn ở cách đầu tiên.
Lưu ý: Khi đo size có thể sẽ có những sai sót, vì vậy hãy cẩn thận đo từ 3-4 lần để tìm ra số đo chính xác nhất. Làm theo cách này, kích cỡ bạn đo được sẽ có độ chính xác cao.
Bảng size dây chuyền thông thường
Một số độ dài dây chuyền/ dây cổ thông thường
Để tìm được một thiết kế dây chuyền phù hợp với khuôn mặt và trang phục, bạn có thể tham khảo một vài thông tin độ dài dây chuyền dưới đây:
Từ 35 – 40cm: Là loại dây chuyền sát với chân cổ nhưng không gây khó chịu khi sinh hoạt, vận động.
Từ 45cm: Chiều dài của dây chạm đến ngang xương quai đòn, đây là kiểu phổ biến nhất vì nó tôn được khuôn mặt người đeo.
Độ dài dây chuyền/dây cổ
Từ 50 – 55cm: Dây chuyền sẽ nằm ở vị trí dưới xương quai đòn nhưng trên ngực vài cm. Đây là chiều dài phù hợp với các thiết kế dây chuyền có mặt dây đi kèm.
Từ 60cm: Những loại dây chuyền có chiều dài như thế này thường chạm đến giữa ngực, thích hợp với những trang phục xẻ sâu.
Từ 70cm trở lên: Đây là mẫu dây chuyền dài xuống quá ngực cho đến ngang rốn, thường là dạng dây chuyền trơn hoặc xâu chuỗi hạt, ít xuất hiện cùng các loại mặt đá đính kèm.